Liên hệ với chúng tôi
B15 53 Triều Khúc
[email protected]
SĐT: +84 0334718266
Liên hệ tuyển dụng
Email: [email protected]
SĐT: +84 0334718266
Back

Các thuật ngữ thường gặp khi kinh doanh trên AMZ

Bài viết hôm nay mình sẽ chia sẻ cho các bạn những thuật ngữ thường dùng nhất khi kinh doanh trên Amazon. Dù kinh doanh hình thức nào thì đều sẽ bắt gặp. Các thuật ngữ này sẽ sử dụng trong quá trình thương lượng với nhà cung cấp, vận chuyển, hoạt động xuất – nhập khẩu và các thuật ngữ sử dụng tại Amazon.

–  ASP – average sales price: Giá bán trung bình.
– ATOP – at time of posting: Giá tại thời điểm đăng sản phẩm lên bán.
– AZ – Amazon: Quá rõ ràng rồi phải không 

–  B&M – brick and mortar store: Hiểu nôm na là cửa hàng kinh doanh với tên công ty, nhưng đây là online. Chẳng hạn như bạn đầu bạn kinh doanh với danh nghĩa cá nhân. Khi làm ăn phát đạt bạn thành lập công ty và mở cửa hàng.
– BF – Black Friday: Một trong những ngày lễ mua sắm vào dịp cuối năm lớn nhất trên thế giới.
– Bill of Lading (Ocean or Airway) – Hợp đồng giữa công ty vận chuyển/nhà cung cấp với chủ hàng. Dùng để xác định lô hàng đó thuộc sở hữu của ai.
– BL – Big Lots: Những lô hàng lớn, thương hiệu lớn, công ty lớn,…
– BOGO – buy one get one: Mua 1 tặng 1.
– BOLO – be on the lookout: Theo dõi ai đó. Ví dụ như bạn theo dõi một seller nào đó trên Amazon để xem họ bán gì, cách quảng bá. Từ đó học hỏi và áp dụng linh hoạt cho mình.
– BSR – best seller rank: Thứ hạng người bán tốt nhất.

– CC – credit card: Thẻ tín dụng (các loại thẻ như Visa, Master, Union,…). Ở nước ngoài họ sử dụng thanh toán chủ yếu bằng thẻ, rất hiếm khi sử dụng tiền mặt.

– CCC – CamelCamelCamel.com: Trang web chuyên theo dõi giá cả các sản phẩm tại Amazon.com. Đối với hàng giá trị cao, người dùng xem khi nào giá giảm thấp để mua. Điều này giúp họ tiết kiệm được rất nhiều tiền trong việc mua sắm.
– Certificate of Origin – Giấy chứng nhận xuất sứ của sản phẩm.

– COGS – cost of goods sold: Giá vốn hàng bán.

– Commercial Invoice – Hóa đơn thương mại: Hóa đơn mua hàng giữa người mua và người bán. ở đây là giữa bạn và nhà cung cấp. Hải quan Mỹ sẽ dùng làm căn cứ tính thuế nhập khẩu.

– C – I – F – Cost, Insurance and Freight – Giá, bảo hiểm, vận chuyển: Ngoài giá mua ra thì còn có phí vận chuyển, bảo hiểm vận chuyển. Thông thường các khoản này bạn sẽ chịu, nhưng nếu mua đơn hàng giá trị lớn thì có thể thương lượng với nhà cung cấp. Tất cả phụ thuộc vào “đàm phán”.

– Customs Declaration – Tờ khai hải quan: Khi nhập khẩu bạn khai báo vào mẫu này của hải quan Mỹ. Thông thường thì các Công ty vận chuyển sẽ làm việc này thay bạn.

– Customs Invoice – Hóa đơn hải quan:

– DS – dropshipping: Khái niệm quen thuộc rồi

– UPC – universal product code: Mã sản phẩm quốc tế. Hiện tại chơi FBA thì chỉ được mua ở GS1.org

– EAN – European article number: Mã nhận dạng tương tự như UPC, Từ mã này có thể biết được nguồn gốc xuất sứ của sản phẩm như quốc gia, doanh nghiệp, danh mục sản phẩm…

– Export Permit – Giấy phép xuất khẩu. Chẳng may bạn muốn kinh doanh mặt hàng thuộc danh mục kiểm soát, thì bạn cần phải có giấy phép này mới được xuất khẩu ra khỏi quốc gia đó.

– FBA – Fulfillment by Amazon: Khái niệm quá quen thuộc rồi. Đó là hình thức gửi hàng sang kho của AMZ và AMZ sẽ chịu trách nhiệm fulfill hàng cho bạn. 

– FBM – Fulfillment by Merchant: Bạn bán hàng trên Amazon nhưng toàn bộ các quá trình đóng gói, vận chuyển là do bạn hoặc đối tác thực hiện chứ không phải là Amazon.

– FNSKU = fulfillment network SKU (stock keeping unit): Mã quản lý sản phẩm nội bộ của Amazon.

– Freight Forwarder – Đơn vị vận tải: Họ chuyên xử lý tất cả các thủ tục xuất khẩu – nhập khẩu. Bạn có thể lựa chọn sử dụng dịch vụ nếu không muốn tự thực hiện hoặc khi chưa am hiểu.

– GC – gift card: Là một loại thẻ quà tặng trả trước dùng để nạp vào tài khoản mua hàng. Khi nạp thì tài khoản sẽ được cộng tiền với giá trị tương ứng và có thể sử dụng được.

– GTIN = global trade item number: Mã nhận dạng sản phẩm toàn cầu.

– Insurance Certificate – Chứng nhận bảo hiểm: Tải liệu xác thực về bảo hiểm hàng hóa trong quá trình vận chuyển.

– Letter of Credit – Thư tín dụng: Ở Việt Nam được hiểu là “thư đảm bảo” do ngân hàng phát hành. Nhằm thay chủ sở hữu lô hàng hoặc các bên có liên quan cam kết thanh toán các chi phí liên quan đến lô hàng theo các điều khoản trong thư.

– Letter of Credit (Confirmed) – Thư xác nhận tín dụng: Bạn xuất – nhập khẩu đa quốc gia nên cần có một ngân hàng địa phương tại điểm đến cuối cùng của lô hàng xác nhận tính hợp lệ của Thư tín dụng do ngân hàng của bạn cung cấp.

– LTH – long-term hold: Lưu giữ lâu dài

– LTSF – long-term storage fees: Phí lưu giữ lâu dài

– MAP – minimum advertised price: Giá quảng cáo tối thiểu

– OOS – out of stock: Sản phẩm đã hết hàng

-PL – private label: Nhãn hiệu riêng. Trong FBA hiểu là bạn bán một sản phẩm với tương hiệu của bạn. Sau một thời gian kinh doanh trên Amazon, bạn có thể đăng ký brand trên Amazon để sử dụng thương hiệu riêng của mình, được Amazon bảo hộ tất cả các sản phẩm mà bạn đang bán hàng trên Amazon.

– PM – profit margin: Biên lợi nhuận. Ví dụ PM = 0.3 (30%) thì cứ 100 USD doanh thu bán hàng mang về 30 USD lợi nhuận.

– Pro Forma Invoice – Hóa đơn do nhà cung cấp chuẩn bị cho bạn trước khi lo hàng được vận chuyển. Cung cấp các thông tin về giá và các thông số kỹ thuật của sản phẩm (vị dụ như mô tả chi tiết sản phẩm, khối lượng lô hàng, kích thước lô hàng,…). Bạn sẽ phải sử dụng các thông số này khai báo cho Amazon khi list hàng để họ sắp xếp kho lưu trữ cho bạn.

– Quotation – Báo giá: Quá rõ ràng rồi phải không. Khi xem hàng trên Alibaba thì các thông số về giá, chi tiết sản phẩm mang tính chất tương đối. Bạn cần liên hệ trực tiếp với nhà cung cấp để lấy báo giá các sản phẩm của họ.

– Q1 – first quarter of the year: Quý đầu tiên trong năm (Quý 1 – Từ tháng 1 đến tháng 3)

– Q2 – second quarter of the year: Quý thứ 2 trong năm (Quý 2 – từ tháng 4 đến tháng 6)

– Q3 – third quarter of the year: Quý thứ 3 trong năm (Quý 3 – từ tháng 7 đến tháng 9)

– Q4 – fourth quarter of the year: Quý cuối cùng trong năm (Quý 4 – từ tháng 10 đến tháng 12). Lưu ý đây là quý trọng điểm trong hoạt động kinh doanh. Rât nhiều sellers tập trung vào thời điểm này bởi có nhiều ngày lễ mua sắm lớn như Black Friday, Cyber Monday, Giáng sinh, năm mới… Cả năm chỉ cần một mùa này thành công thì bạn đã có thể vui vẻ đặt vé du lịch cho nhiều tháng tới.

– ROI – return on investment: Chỉ số Lợi nhuận ròng so với chi phí. Ví dụ ROI = 0.4 (40$) thì cứ 100 USD bỏ ra, bạn thu về 140 USD.

– SC – Seller Central: Trung tâm quản lý toàn bộ thông tin bán hàng của bạn tại Amazon. Như hàng tồn kho, doanh thu, feedback, refunds,…

– VA – virtual assistant: Trợ lý/nhân viên ảo. Bản chất họ toàn lạ người thật nhưng làm việc với nhau thông qua internet mà không cần gặp mặt trực tiếp. Họ có thể là nhân viên tổng đài, nhân viên hỗ trợ bạn làm những công việc mang tính lặp đi lặp lại hoặc các công việc do bạn hướng dẫn trước. Thông thường họ là người Philippin.

Đây là những thuật ngữ cơ bản nhất, vẫn còn tiếp…

Hiện Maslow Ecom có những khóa học đào tạo kinh doanh Etsy và Amazon cho những người mới bắt đầu. Nếu bạn quan tâm đến khóa học của chúng tôi, vui lòng xem thông tin Khóa học và Đăng ký

Liên hệ trực tiếp với chúng tôi!

Xem và đọc nhiều bài viết hơn tại đây

69M Holdings
69M Holdings
https://69mholdings.com

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *