Liên hệ với chúng tôi
B15 53 Triều Khúc
[email protected]
SĐT: +84 0334718266
Liên hệ tuyển dụng
Email: [email protected]
SĐT: +84 0334718266
Back

Thuật ngữ cơ bản trên Amazon

Những thuật ngữ về các cách kiếm tiền trên Amazon

• FBA : Viết đầy đủ là Fullfilment by Amazon – Đây là hình thức kinh doanh mà mọi người chỉ cần gửi hàng vào kho Amazon, Amazon sẽ hoàn thiện đơn hàng giúp bạn từ A-Z

• FBM – Fullfilment by Merchant – Là hình thức hoàn thiện đơn hàng bởi người bán, nghĩa là bạn sẽ phải tự xử lý đơn hàng và ship hàng cho khách. Thường nếu nói về hình thức này thì mọi người hay nghĩ tới việc thuê một kho ngoài tại thị trường bán (ware house). Khi có đơn thì bên kho hàng sẽ thay bạn ship tới KH. Nghĩa là bạn chủ động trong việc thuê kho vận và hình thức ship tới cho KH.

• DROPSHIPPING – Bạn lấy sản phẩm từ 1 người bán chuyên nghiệp (có thể trên 1 nền tảng có sẵn như Alibaba, Walmart, eBay,…) đăng tải lên Amazon, khi có đơn hàng thì bạn đặt hàng từ người bán đó ship cho KH của bạn. (Bạn có thể tìm kiếm và tham khảo bài viết Dropshipping là gì? của mình để đọc chi tiết nhé)

• POD – Print on Demand : In theo yêu cầu. Nghĩa là bạn kinh doanh 1 sản phẩm có thể tùy biến theo yêu cầu của KH, sản phẩm có thể là Cốc, Vớ, Vỏ Chăn, Vỏ Gối, Áo thun, Tranh canvas, Tranh ghép,… với đa dạng các mẫu thiết kế có sẵn của bạn hoặc KH. Khi khách hàng đặt hàng thì bạn mới quay qua xưởng đặt hàng theo mẫu thiết kế đó, người ta mới bắt đầu in ấn sản phẩm cho bạn để gửi tới KH.

• Merch : Cái này cũng tương tự như POD, tuy nhiên bạn không phải thuê một đơn vị xưởng in ngoài để in sản phẩm mà thay vào đó, Amazon sẽ làm nó và ship tới KH thay cho bạn. Mình thấy cái này nó cũng na ná với FBA, có điều khác mỗi cái là 2 hình thức kinh doanh sản phẩm vật lý với ý tưởng thiết kế thôi.

• Handmade : Một hình thức ưu đãi dành riêng cho thợ thủ công của Amazon, những người thợ thủ công có thể đăng tải sản phẩm của họ lên Amazon bán với nhiều ưu đãi như : Không mất phí hàng tháng, sản phẩm không cần có mã vạch, cạnh tranh ít hơn trên sân chơi riêng của các thợ thủ công. Bởi vậy, dân POD rất thích chơi tài khoản dạng này để giảm thiểu chi phí phải trả cho sản phẩm của họ 

• KDP – Kindle Direct Publishing : Hình thức kinh doanh bằng cách viết sách, eBook hướng dẫn đăng tải lên Amazon để bán. Hình thức này thấy VN mình ít người làm

• CO – CheckOut : Cái này là dịch vụ mua hàng hộ trên Amazon, thường dân Dropship eBay hay lấy hàng từ Amazon đẩy qua eBay bán lấy lời dựa trên chênh lệch giá mua-bán sp và tỷ giá của Gift Card.

• Affiliate : Tiếp thị liên kết – Bạn đăng ký làm tiếp thị cho sản phẩm của Amazon trên các nền tảng website, mxh của bạn, khi KH mua hàng bằng link giới thiệu thì người làm tiếp thị liên kết sẽ có tiền

Những thuật ngữ về cách bán hàng trên Amazon

• PL – Private Label : Bạn tự chuẩn bị cho trang chi tiết sản phẩm bao gồm hình ảnh, mô tả, từ khóa, mã sản phẩm và đăng tải lên trang bán hàng của mình. Những sản phẩm đó sẽ theo thương hiệu của bạn, và bạn hoàn toàn có quyền chỉnh sửa nó theo ý muốn của mình.

• RS – Reseller : Bán lại các sản phẩm có sẵn trên Amazon : Bạn tìm kiếm một sản phẩm đang bán chạy có sẵn trên Amazon và bán ké với họ bằng cách liệt kê sản phẩm đó vào cửa hàng của mình với mức giá bán thấp hơn nhằm cạnh tranh với người tạo ra sản phẩm đó. Và tất nhiên, vì là bán ké nên bạn sẽ không có quyền được chỉnh sửa sản phẩm theo ý muốn của mình.

• HJ – Hi Jack : Giống với Reseller, bạn tìm kiếm một sản phẩm có sẵn trên Amazon và bán ké với họ, nhưng HJ-er có lòng tham muốn thôn tính luôn sản phẩm đó, nên HJ-er bằng một cách nào đó tố cáo người bán cũ, cài hàng cấm hay đủ các chiêu trò nhằm hạ gục đối thủ và chiếm quyền sở hữu sản phẩm.

Những thuật ngữ trong việc xử lý bán hàng

• Seller : Người bán hàng – cái này là chỉ chính chúng ta, những người đang muốn kiếm tiền trên Amazon bằng cách bán 1 sản phẩm nào đó

• Supplier : Nhà cung cấp hàng hóa, ở đây muốn ám chỉ nguồn hàng của bạn (Source), người bán sản phẩm cho bạn.

• ASIN : Mã sản phẩm trên Amazon – Với mỗi một sản phẩm trên Amazon đều được gán với 1 mã ASIN khác nhau, giống như 1 mã số định danh sản phẩm đó vậy. Mã này được sinh ra tự động khi chúng ta đăng tải một sản phẩm nào đó lên cửa hàng của mình.

• SKU : Mã người bán, mã do mình đặt cho sản phẩm, giống dạng mã tồn kho dùng để quản lý sản phẩm của bạn vậy.• Price : Giá bán của sản phẩm

• Base Cost : Chi phí mua sản phẩm

• Ship cost : Giá ship sản phẩm đó từ nguồn hàng tới tay khách hàng.

• Tax : Số tiền thuế phải trả cho sản phẩm

• Tracking number: Mã theo dõi đơn hàng. Với mã này chúng ta có thể theo dõi xem đơn hàng của mình đã được vận chuyển tới đâu, đã hoàn thành hay chưa

• Track : kiểm tra thông tin vận chuyển đơn hàng

• Delived : Hoàn thành đơn hàng, khách hàng đã nhận được hàng.

• Order : Đơn hàng

• Order ID : Mã đơn hàng

• Order details : Chi tiết đơn hàng

• Payment : Thanh toán

• Pending : Đơn hàng chờ thanh toán

• Unshipped : Đơn hàng chờ xử lý, chờ giao hàng

• Cancel : Đơn hàng bị hủy

• Customers : Khách hàng

• Bussiness customers : khách hàng đăng ký bằng thông tin doanh nghiệp

• Premium unshipped : đơn hàng giao bằng hình thức đặc biệt (giao nhanh 1-2 ngày)

• Product : sản phẩm

• Product name : tên sản phẩm

• Contact buyer : thông tin liên hệ với KH

• Unit : Đơn vị

• Quantity : Số lượng

• Status : Tình trạng

• Refund : Hoàn tiền cho khách hàng

• Return : Đơn hàng chuyển hoàn

Một số thuật ngữ trong việc kiểm soát hàng hóa

• Inventory : kho hàng

• Manage : quản lý

• Add a product : Thêm 1 sản phẩm

• Add a product via upload : Thêm hàng loạt sản phẩm

• Active : Sản phẩm đang được bán bình thường

• Inactive : Sản phẩm bị vô hiệu hóa

• Incomplete : Sản phẩm chờ hoàn thiện

• Draft listing : Sản phẩm không đủ điều kiện (thường sẽ là sản phẩm không đủ các tiêu chí AMZ cần, hoặc thiếu chi tiết sản phẩm)

• Image : Hình ảnh sản phẩm

• Suppressed : Sản phẩm bị chặn

• Listing Enhancements : Sản phẩm bị thiếu thông tin (cần bổ sung thêm thông tin)

• Price Alerts : Lỗi về giá (thường là cao quá hoặc giá thấp quá)

• Estimated fee per unit sold : Phí phải trả cho Amazon cho mỗi 1 đơn hàng bán được (6-45% giá bán)

• Sale Rank : Thứ hạng của sản phẩm trong ngách lớn

• BSR – Best seller rank : Thứ hạng tốt nhất của sản phẩm ở thời điểm hiện tại

• Buy Box Eligible : Khả năng dành BUYBOX

• UPC/EAN/GTIN/.. : Mã vạch của sản phẩm

• Variations – Tùy biến của sản phẩm (Ví dụ một sản phẩm có 10 màu thì sản phẩm đó sẽ có 10 variations.)

• Available : Số lượng tồn kho có sẵn

• …..

Hiện Maslow Ecom có những khóa học đào tạo kinh doanh Etsy và Amazon cho những người mới bắt đầu. Nếu bạn quan tâm đến khóa học của chúng tôi, vui lòng xem thông tin Khóa học và Đăng ký

Liên hệ trực tiếp với chúng tôi!

Xem và đọc nhiều bài viết hơn tại đây

69M Holdings
69M Holdings
https://69mholdings.com

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *